Close
99/16 Nguyễn Hữu Dật, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

7 mẹo hay để bảo quản gạo trong gia đình của bạn

Gạo được bảo quản đúng cách sẽ giúp bạn phòng chống mối mọt, gạo được dùng lâu ngày hơn, giữ được hương vị thơm ngon khi nấu cơm. Gạo Lạc Việt chia sẻ đến bạn những nguyên tắc cơ bản để bảo quản gạo. Bạn cũng có thể áp dụng một trong bảy mẹo trong bài viết này để bảo quản gạo của mình tốt hơn. Nào bây giờ chúng ta cùng đọc và tìm hiểu thông tin hữu ích này nhé.

Bảo quản gạo tốt để tránh mối mọt và giữ được hương vị nguyên bản

Nguyên tắc cơ bản để bảo quản gạo trong mọi tình huống

– Gạo là loại thực phẩm có tính hút ẩm cao nên bạn cần bảo quản ở nơi thật thoáng mát, khô ráo. Tuyệt đối không để gạo ở những nơi ẩm ướt, nơi có độ ẩm lớn. Độ ẩm lớn sẽ làm cho gạo bị mốc, ảnh hưởng đến chất lượng gạo.

– Gạo là hạt của lúa, đã bị bóc hoàn toàn khỏi các lớp vỏ bảo vệ nên rất nhạy cảm. Bạn tuyệt đối không để gạo trực tiếp dưới ánh nắng vì sẽ làm gạo bị mất chất dinh dưỡng, mất mùi vị. Bạn cũng không được để gạo trần, không có nắp đậy. Gạo tiếp xúc trực tiếp với không khí, độ ẩm, môi trường có hại sẽ rất dễ hỏng.

– Không để gạo trong bao bì lâu ngày và để trực tiếp dưới sàn nhà. Nếu bạn chỉ để trong bì, không khí, độ ẩm vẫn có thể tác động mạnh vào gạo, đẩy nhanh quá trình sinh nở của mối mọt hoặc khiến gạo bị ẩm mốc. Nếu bạn để gạo trong bao, hãy sử dụng một túi ni lông bên trong làm lớp lót. Mỗi khi lấy gạo xong, cần bịt chặt miệng túi.

– Tốt nhất là hãy cho gạo vào thùng nhựa hay các hộp kín, đóng nắp chặt và đặt ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời. Bảo quản theo cách này sẽ giúp gạo giữ được lâu mà không lo mối mọt.

7 mẹo hay để bảo quản gạo trong gia đình thường được áp dụng

Để gạo trong tủ lạnh

Trước khi để gạo vào thùng, bạn nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 4 – 5 ngày. Nhiệt độ trong tủ lạnh là điều kiện lý tưởng giúp gạo rút bớt độ ẩm và ngăn chặn mối mọt có cơ hội sinh sôi, phát triển.

Để gạo trong hộp đựng, túi kín

Gạo mua về bạn nên để trong hộp đựng, túi hoặc thùng kín. Nếu đựng trong túi thì phải thường xuyên kiểm tra, đảm bảo túi đựng không bị rách.

Đặt gạo cách mặt đất 20cm để gạo không bị ẩm mốc cũng như ngăn chặn không cho mối mọt, vi khuẩn xâm nhập.

Bảo quản gạo bằng tỏi

Cho vài tép tỏi đã bóc vỏ vào trong thùng gạo rồi đậy nắp và bảo quản như bình thường. Tỏi có tính diệt khuẩn mạnh, giúp xua đuổi côn trùng và loại bỏ vi khuẩn rất tốt.

Bảo quản gạo bằng lá sầu đâu và ớt khô

Cho một nắm lá sầu đâu hoặc vài trái ớt khô vào trong thùng gạo. Đặc tính diệt khuẩn của hai nguyên liệu này có tác dụng ngăn vi khuẩn và mối mọt phát triển, giúp cho gạo không bị mốc và mọt nữa.

Bảo quản gạo với muối

Với cách này, bạn rắc một chút muối vào trong thùng gạo rồi đậy nắp và bảo quản như bình thường. Cách làm này giúp xua đuổi côn trùng và mối mọt hiệu quả.

Sử dụng tro bếp

Đầu tiên, bạn rải một lớp tro dày khoảng 3 – 4cm xuống đáy thùng. Sau đó, phủ giấy trắng hoặc vải phin lên trên rồi đổ gạo vào, đậy kín nắp lại. Cách làm này giúp bảo quản gạo được lâu hơn.

Sử dụng rượu trắng

Cho 50ml rượu trắng vào một cái ly. Sau đó, đem vùi vào trong thùng gạo, đảm bảo miệng ly cao hơn mặt gạo rồi đậy kín nắp lại. Rượu trắng có tính diệt khuẩn tốt, đồng thời đuổi được các loại mọt, mốc tránh xa khỏi thùng gạo của bạn.

Vậy là qua bài viết này, Gạo Lạc Việt đã giới thiệu đến bạn những nguyên tắc cơ bản trong cách bảo quản gạo và 7 mẹo hay để bảo quản gạo tốt hơn trong gia đình. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn chọn được cách bảo quản phù hợp và tốt nhất cho mình. Đừng quên vào trang Blog Gạo Lạc Việt để đọc thêm nhiều bài viết hay về gạo và các mẹo hay khác nhé!

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Phone: 02822393579
99/16 Nguyễn Hữu Dật, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam