Close
99/16 Nguyễn Hữu Dật, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

9 bí quyết được đúc kết từ kinh nghiệm mở Đại lý gạo từ các Đại lý Lạc Việt

Chẳng qua là thời gian gần đây mình vừa mở một cửa hàng gạo nhỏ tại một khu phố đông đúc dân cư. Qua thời gian quan sát trong giai đoạn phong tỏa vì dịch Covid, mình thấy việc buôn bán những mặt hàng thiết yếu như: gạo, rau, củ quả, thực phẩm… sẽ là một công việc kinh doanh có tính bền vững nhất. Tuy nhiên, việc mở một đại lý gạo trong giai đoạn đầu sẽ rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, tỷ suất lời từ sản phẩm gạo thường thấp hơn rất nhiều so với các sản phẩm khác. Chưa hết, tổng trọng lượng cho mỗi đơn hàng gạo thường nặng hơn so với các hàng hóa khác nên phí vận chuyển cũng là một vấn đề cần giải quyết nếu bạn muốn có doanh số từ việc bán hàng online?

Mình cũng từng biết một vài anh chị rất thành công từ việc kinh doanh gạo, đa số họ đều có thâm niên trong nghề mấy chục năm rồi. Mình cũng chứng kiến không ít Đại lý gạo phải bỏ cuộc sớm để chuyển sang buôn bán sản phẩm khác. Mình không thuộc trường phái khôn lỏi nên các thủ thuật như trộn gạo, lấy hàng kém chất lượng, cân thiếu.v.v. Tôi xin được phép không khuyến khích ở đây. Mặc dù những điều đó có thể giúp bạn có lời trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn bạn sẽ nhận lại những “quả xấu”. Luật Nhân Quả – nó luôn luôn đúng trong cuộc sống của con người và tồn tại trong Thế giới thực này. Ngay lúc này, có một chân lý luôn được tôn vinh và khuyến khích nhưng ít ai có thể làm được. Đó là sự kiên trì, cái tâm tốt của người bán gạo. Nếu bạn đủ sự kiên trì trong thời gian dài (mình nghĩ ít nhất 5 năm) và bán hàng với cái tâm tốt thì chắn chắn bạn sẽ có quả ngọt để hái. Đó là sự trả ơn của Vũ Trụ dành cho bạn theo luật Nhân Quả.

Trong bài viết này mình xin chia sẻ một ít kinh nghiệm của mình cộng thêm những kinh nghiệm của nhiều Anh Chị từng mở Đại lý Gạo Lạc Việt đã chia sẻ. Nội dung được viết dựa trên những kinh nghiệm, hiểu biết và góc nhìn cá nhân. Nên bạn đọc cần đọc kỹ, phân tích thêm thị trường và dựa vào nguồn lực bản thân để có một hướng kinh doanh độc đáo cho riêng mình. 

Một trong những Đại lý gạo Lạc Việt

9 Bí quyết mở Đại lý gạo thành công

Bước bén duyên: Đầu tiên là hãy xem bạn có duyên vời nghề kinh doanh gạo không? 

Đây là điều mà ít ai quan tâm, bởi điều này nó có giúp bạn thực sự có kiên trì với nghề không. Không ít người phải bỏ cuộc vì chưa “đủ duyên”. Bạn thử để ý, những đại gia gạo họ đều có một thâm niên trong ngành đáng nể, chí ít là 5 năm. Nếu bạn có thể sáng tạo hơn, nghĩ ra được một mô hình bán gạo đặc sắc hơn, bạn có thể đi nhanh hơn người khác.

Nhưng làm sao để biết bạn có duyên với nghề gạo? Đó là một câu hỏi cần được bạn tự trả lời. Bạn cần có thời gian tĩnh lặng, hiểu được cái tâm của mình. Bạn có thực sự mong muốn kiếm một việc gì đó mà mang đến điều gì đó tốt cho con người không? Nếu cái tâm của bạn hướng đến để phục vụ cho xã hội nhưng bữa cơm ngon, sức khỏe. Thì xin được chúc mừng bạn, bạn đã có duyên với ngành kinh doanh gạo rồi đấy. Đó cũng là nội dung mở bài ở phân trên mà tôi có đề cập.

Bước 1: Sau khi bạn đã chắc chắn mình sẽ dấn thân vào ngành kinh doanh gạo, bạn cần xác định đối tượng người mua mà bạn muốn bán nhất

Điều này khá quan trọng, bởi nó sẽ xác định loại gạo nào bạn cần nhập, mức giá bán (thường mọi người sẽ bán theo giá thị trường) và vị trí cửa hàng bạn sẽ mở. Nó giúp bạn chạy quảng cáo, hoạt động Facebook marketing tốt hơn. Bạn sẽ biết phải kết nối vào group facebook nào để đăng bán online. Điều này cũng quyết định bạn sẽ thiết kế, trưng bày gạo như thế nào; các sản phẩm gạo được đóng gói theo quy cách ra sao.v.v.

Các đối tượng có thể phân loại như: dân văn phòng, sinh viên, công nhân, người trung lưu, người thượng lưu, người thu nhập thấp, người thích ăn ngon, người chỉ thích ăn no, người quan tâm sức khỏe.v.v. Và có một điều quan trọng bạn nên nhớ là: đừng tham lam phục vụ tất cả mọi người, hãy phục vụ một nhóm nhưng đủ đông. Đây là bí quyết mà tôi thấy nhiều người đã thành công.

Bước 2: Chuẩn bị nguồn tiền (nguồn vốn)

Có nhiều câu hỏi mà một người dự định mở Đại lý gạo thường hay lăn tăn: 

  • Ít tiền có mở được Đại lý gạo không? 
  • Tổng số tiền cần có để mở một Đại lý gạo tầm khoảng bao nhiêu? 
  • Số tiền để đầu tư ban đầu? 
  • Cần bao tiền để nhập gạo? 
  • Số tiền chi hàng tháng? 
  • Số tiền tối thiểu cần có để trụ được 6 tháng hoặc 1 năm là bao nhiêu?

Tiền nó được ví như máu trong cơ thể người, nếu bạn chuẩn bị kỹ lưỡng nguồn vốn kinh doanh, mặc dù có thể bạn chưa thành công nhưng bạn sẽ không bao giờ thất bại trừ khi bạn bỏ cuộc sớm.

Tùy vào khả năng tài chính của bạn mạnh đến đâu, bạn sẽ một kế hoạch, dự trù phù hợp nhất. Sau đây mình xin chia sẻ về cách tính số tiền để mở một Đại lý gạo cỡ vừa:

  1. Chi phí bỏ ra ban đầu (bạn sẽ mất khoản này nếu bỏ cuộc sớm)
  • Đặt cọc mặt bằng: 6tr
  • Làm bảng hiệu quảng cáo: 3tr
  • Thiết kế, làm kệ trưng bày: 3tr
  • Mua các dụng cụ: máy may cầm tay, cân 12kg, cân 60kg; săm gạo; xúc gạo; bao PP (5kg, 10kg, 20kg); bao nylong loại quai xách: 1kg, 2kg, 5kg; xô trưng bày; card visit; bảng tên gạo; bảng giá gạo; tờ rơi… Tất cả các dụng cụ này tốn khoảng 10tr

Tổng chi phí ban đầu: 22tr

  1. Chi phí nhập hàng: 30 tr
  2. Chi phí hàng tháng:
  • Mặt bằng: 6tr
  • Điện: 600k (nếu xài maý lạnh, nấu cơm, xài thêm tủ mát,…)
  • Nước: 200k
  • Internet: 200k
  • Một nhân viên coi cửa hàng: 5tr (tự làm vẫn nên tính)

Tổng chi phí một tháng: 6tr => Tổng chi phí 12 tháng: 72tr

Vậy tổng số vốn bạn cần dự trù an toàn là: 22tr (đầu tư ban đầu)+ 72tr (chi phí hàng tháng)+30tr (nhập gạo) = 124tr

Đây là số tiền an toàn để phục vụ kinh doanh gạo, nên bạn hãy để một cục tiền này ra một chỗ và số tiền này chỉ dành riêng cho việc kinh doanh gạo. Đừng lấy số vốn này chi tiêu cho việc khác. Nếu bạn thực hiện nghiêm túc việc này, tôi cam đoan bạn sẽ không bao giờ lo lắng về việc thiếu vốn trong suốt quá trình kinh doanh của mình nữa.

Bước 3: Xác định các loại gạo cần bán

Tùy thuộc vào đối tượng khách mà bạn nhắm đến hoặc khách vãng lai ở xung quanh khu vực cửa hàng gạo. Bạn nên bỏ chút thời gian để tìm hiểu xem các cửa hàng họ trưng bày những loại gạo nào. Tìm hiểu xem các group dân cư, chung cư trên facebook họ thường hay mua loại gạo nào. Bạn chỉ nên nhập khoảng 5 loại gạo mà bạn xác định là có khả năng bán chạy nhất. Và nhập theo nguyên tắc tăng dần từ ít đến nhiều. Ít loại rồi tăng lên nhiều loại. Mỗi loại một tầm 100kg rồi tăng dần sản lượng lượng sau khi đã biết được khả năng ra hàng của mỗi loại gạo.

Những loại gạo thường được khách hàng tìm mua đó là: gạo dẻo thường 64 hoặc gạo nở, xốp, mềm cơm (Sóc Miên, Butin); gạo dẻo, thơm vừa (Jasmine, Thơm Lài); còn gạo đặc sản thì có Nàng thơm chợ Đào, gạo ST25; tấm nguyên liệu thì tấm thường, tấm nở, tấm thơm; gạo nở thường 504; gạo nở, xốp, khô cơm (6976, Hàm châu); gạo dẻo, thơm nhẹ (4900, Tài nguyên); gạo dẻo, thơm nhiều (Lài sữa, Lài Miên); gạo nếp…

Bước 4: Tìm nguồn cung cấp gạo giá sỉ

Sau khi bạn đã biết mình bán những loại gạo nào, bước tiếp theo là bạn cần tìm, hợp tác với nhà cung cấp gạo giá sỉ uy tín. Những tiêu chí bạn cần quan tâm đó là: giá tốt, chất lượng, đảm bảo nguồn cung và hỗ trợ vận chuyển. Ban đầu bạn chưa có khả năng nhập gạo số lượng lớn, có thể hợp tác với các Đại lý gạo lớn (đại lý cấp 1) ở gần cửa hàng. Sau một thời gian bạn nên tìm những vựa gạo lớn để nhập hàng sẽ có giá tốt hơn.

Xin được giới thiệu đến bạn vài địa điểm nhập hàng lý tưởng:

  •  Tại Hà Nội thì qua chợ gạo Hoài Đức (Hà Nội)
  •  Tỉnh lẻ xa như Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên thì có thể nhập gạo Thái, gạo Điện Biên, gạo séng cù, gạo lứt…)
  • Tỉnh ở miền Nam thì nên đến các chợ gạo Tiền Giang. Chợ gạo Tiền Giang cung cấp gạo với số lượng lớn và nhiều loại gạo đa dạng với mức giá hợp lý cho các đại lý kinh doanh gạo lẻ.

Riêng ở Sài Gòn, bạn có thể tìm các kho gạo Sài Gòn, các công ty chuyên kinh doanh gạo uy tín. Công Ty CP Xuất Nhập Khẩu Organic Việt Nga là một trong những công ty gạo uy tín mà bạn có thể an tâm hợp tác.  Công ty Việt Nga hiện đang phát triển nhiều dòng gạo với thương hiệu Gạo Lạc Việt. Hiện nay, Gạo Lạc Việtđã có mặt tại nhiều siêu thị lớn, các kênh thương mại điện tử. Khách hàng có thể đến các Đại Lý hoặc Cửa hàng Gạo Lạc Việt để mua hàng.

Nếu bạn có ý định mở Đại lý gạo, Gạo Lạc Việt đang có chương trình chiết khấu đặc biệt hấp dẫn dành cho Đại lý. Để biết thông tin chi tiết về các chương trình ưu đãi từ Gạo Lạc Việt bạn có thể tham khảo tại đây

Bước 5: Chọn vị trí mặt bằng phù hợp

Khi bạn đã biết đối tượng phục vụ, đối tượng mua chính của cửa hàng gạo, bạn cần tìm một mặt bằng có vị trí phù hợp. Nếu bạn đang ở một căn hộ chung cư, bạn có thể thuê mặc bằng ở tầng trệt để mọi ngừơi dễ dàng biết đến cửa hàng. Khi bạn là dân cư trong đó, bạn dễ dàng tham gia và bán gạo online thông qua group facebook/group zalo của dân cư. Việc mở cửa hàng ở mặt bằng tầng trệt cũng giúp bạn tiếp cận các khách bên ngoài chung cư hơn. Một cửa hàng ở tầng trệt ở chung cư sẽ có nhiều lợi thế hơn nếu cho phép người ngoài vào để mua hàng, đi bộ, tập thể dục.v.v.

Bạn có thể lựa một mặt bằng ở gần chợ. Tuy nhiên, các khu vực này sẽ có nhiều cửa hàng gạo nên mức độ cạnh tranh sẽ cao hơn. Việc tìm một mặt bằng có nhiều cửa hàng gạo cũng là một lựa chọn không tồi, bởi nó sẽ tạo một sự thu hút tốt hơn với người qua đường. Ông bà ta có có “buôn có bạn, bán có phường” là vậy.

Bước 6: Bày trí cửa hàng gạo bắt mắt và phù hợp đối tượng mua

Bạn có thể bày trì theo kiểu bình dân với các xô gạo, bảng giá và bảng tên. Các xô gạo được trưng bày sát lề đường hoặc ở nơi mà khách vãng lai dễ nhìn thấy nhất. Hoặc bạn có thể trưng bày theo phong cách một siêu thị mini. Bạn cần có sự sáng tạo thêm ở phần này để tạo sự khác biệt nhưng nhớ là phù hợp với đối tượng mà bạn muốn bán nhé.

Bước 6: Kỹ năng bán hàng

Nếu bạn cho khách mua một sự vui vẻ, bán gạo đúng với chất lượng, cân đúng, gạo nào ra gạo nấy.v.v thì khách hàng sẽ luôn mua gạo của bạn. Đó là yếu tố quyết định dẫn đến thành công của một Đại lý gạo cho dù giá gạo của bạn có cao hơn so với các cửa hàng khác. Đặc biệt bạn sẽ gây ấn tượng hơn với khách nếu tư vấn cho họ về cách nấu cơm, kiến thức dinh dưỡng, chia sẻ thêm món ăn ngon chẳng hạn. 

Chốt lại là hãy biến khách hàng thành một người bạn. Đây là yếu tố giúp bạn kéo khách về cưả hàng đấy.

Bước 7: Chủ động bán hàng online

Người dân đã thay đổi rất nhiều trong những năm gần đây. Mọi người thường mua hàng trên group facebook, xem youtube. Bởi vậy bạn hãy dành 3 tiếng mỗi ngày để đăng bán gạo trên facebook như các group dân cư, group mua bán.

Một cách tiếp cận online nữa là bạn có thể xây dựng, phát triển một Fanpage, một kênh youtube. Dành ít tiền để chạy quảng cáo . Tập trung vào khu vực cửa hàng với bán kinh tầm 5km.

Bạn cũng nên dành thời gian chia sẻ thêm nhiều câu chuyện về gạo, cách nấu ăn, làm món ngon qua các bài viết, clip youtube hoặc live stream. Những việc này lâu ngày sẽ khiến khán giả online sẽ ngày yêu mến bạn hơn và sẵn sàng mua gạo của bạn.

Bước 8: Bán thêm sản phẩm

Việc này mình khuyến nghị bạn nên triển khai sau khoảng 3 tháng hoạt động, không nên triển khai lúc mới mở cửa hàng gạo. Khi bạn đã biết rõ đối tượng khách hàng thường xuyên đến cửa hàng của mình, là lúc thích hợp để tìm những sản phẩm phù hợp để bán thêm cho những khách hàng thường xuyên. Điều này giúp cửa hàng của bạn có thêm nguồn thu nhập.

Bài viết này đã chia sẻ đến bạn những kinh nghiệm, kiến thức thực tiễn của bản thân mình. Nó cũng được đúc kết từ nhiều kinh nghiệm mở Đại lý gạo của Gạo Lạc Việt đã chia sẻ. Tuy nhiên, bài viết cũng mang nhiều nhận định, góc nhìn chủ quan. Tôi chắc chắn bạn sẽ có những giải pháp, sáng kiến hay hơn nữa. Nếu bạn thấy bài viết này thật sự hữu ích, đừng ngần ngại chia sẻ nó với người thân của mình. Và tôi rất vui nếu được bạn góp ý về nội dung bài viết bằng cách comment ở bên dưới bài viết này nhé!

Người viết: một đại lý Gạo Lạc Việt

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Phone: 02822393579
99/16 Nguyễn Hữu Dật, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam